Theo Statista, năm 2021 thế giới hiện có 4,66 tỷ người dùng internet trên smartphone đang hoạt động, điều đó có nghĩa là gần 78% người dùng hàng ngày online bằng mobile, thực tế này hứa hẹn sẽ bùng nổ tăng trưởng mobile ads. Do đó bạn hãy tham khảo các loại hình và định dạng mobile ads để có thể lựa chọn cho mình cách thức quảng cáo phù hợp.
Tùy thuộc vào vị trí cụ thể mà người dùng sẽ tương tác với quảng cáo, mobile ad có thể được phân loại là quảng cáo trên mobile web hoặc quảng cáo trong app (in-app ads). Sự khác biệt chính của 2 loại này rất đơn giản: quảng cáo web trên thiết bị di động được đặt trên các phiên bản mobile của các trang web và nền tảng mobile, trong khi quảng cáo trong app được hiển thị trong các app khác nhau, giống như tên gọi của nó.
Cả hai tùy chọn đều mang lại lợi ích cho nhà quảng cáo và người dùng. Dưới đây là tổng quan ngắn gọn về những gì các nhà quảng cáo có thể nhận được trong từng loại.
QUẢNG CÁO MOBILE WEB
Theo eMarketer, cho đến nay người dùng đã dành 13 phút mỗi ngày trên các trang mobile web và đến năm 2022 con số đó có thể sẽ giảm xuống còn 12 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, ngay cả khi người dùng dành nhiều thời gian hơn cho các app, quảng cáo trên mobile web vẫn cung cấp cho các nhà quảng cáo nhiều định dạng hơn.
Ngoài ra, với quảng cáo trên mobile web, nhà quảng cáo có thể tiếp cận đối tượng bằng cách sử dụng các định dạng quảng cáo chuẩn, như mobile web banner, quảng cáo video,…giúp nhà quảng cáo dễ dàng tạo quảng cáo hiển thị đồng bộ trên máy tính để bàn và thiết bị di động.
Do đó, quảng cáo trên mobile web rất phù hợp cho các chiến dịch quảng cáo đa nền tảng, cho phép tiếp cận đối tượng trên nhiều nền tảng khác nhau chỉ bằng một phiên bản quảng cáo. Bên cạnh đó, khả năng tương thích tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn cho khách hàng, họ sẽ có xu hướng nhấp vào quảng cáo từng thấy trên website hơn.
Quảng cáo trên mobile web cũng là một lựa chọn hiệu quả về chi phí. Do khả năng đáp ứng và tự động thay đổi kích thước của các định dạng quảng cáo, advertisers sẽ không gặp khó khăn khi kích thước, độ phân giải màn hình smartphone và máy tính bảng mới ra mắt vì họ sẽ không cần tạo quảng cáo mới để phù hợp với sự thay đổi của các loại kích thước.
QUẢNG CÁO TRONG ỨNG DỤNG (IN-APP ADVERTISING)
Lợi thế đáng kể nhất mà quảng cáo trong app (In-app ads) mang lại cho các nhà quảng cáo và nhà phát triển app là lượng thời gian mà người dùng dành cho các app. Theo eMarketer, 89% thời gian sử dụng smartphone được dành cho các app.
Cùng với đó, quảng cáo trong app cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. Mặc dù “không ai thích quảng cáo”, nhưng rõ ràng, một số quảng cáo dễ dung nạp hơn và thậm chí còn hấp dẫn, dễ chịu hơn những quảng cáo khác. Với suy nghĩ này, các nhà quảng cáo có thể tập trung vào quảng cáo trong app để tạo ra trải nghiệm tốt hơn.
Ít gây mất tập trung, tương tác và hấp dẫn cao, đồng thời quảng cáo trong app được kiểm soát và quản lý tốt hơn sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà quảng cáo và thương hiệu. Cùng với số lượng người dùng app ngày càng tăng, sự quan tâm và sẵn sàng đầu tư của các nhà quảng cáo vào quảng cáo trong app cũng tiếp tục tăng lên. Một nghiên cứu do Forrester thực hiện cho thấy 70% các nhà quảng cáo và đại lý chi tiêu ít nhất 1 triệu đô la mỗi tháng cho digital ad sẽ tăng ngân sách quảng cáo trong app của họ trong 12 tháng tiếp theo.
Điều gì hấp dẫn trong việc đặt quảng cáo trong app? Đầu tiên, quảng cáo trong app là một giải pháp tuyệt vời để giải quyết các mục tiêu khác nhau như tăng chuyển đổi, giữ chân người dùng và tương tác, nhận thức về thương hiệu và tạo doanh thu tổng thể. Thêm vào đó, quảng cáo trong app phù hợp với hầu hết mọi ngành, từ mạng xã hội, app tin tức và giải trí, đến mua sắm, giáo dục, thể dục, chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, app nhắn tin, trò chơi,…
QUẢNG CÁO TRONG GAME (IN-GAME ADS)
Vì các app game là một trong những app phổ biến nhất xét về lượng khán giả và thời gian sử dụng, nên các định dạng này đáng được đề cập riêng biệt với quảng cáo trong app nói chung.
Có nhiều loại mobile ad như video có tặng thưởng, offerwall (làm nhiệm vụ và nhận ưu đãi) và quảng cáo xen kẽ (interstitial ad).
Quảng cáo video có tặng thưởng có phần thưởng hấp dẫn cho người dùng khi xem quảng cáo, offerwall có thể chứa danh sách các mặt hàng mà người dùng có thể chọn để đổi lấy phần thưởng trong app. Quảng cáo xen kẽ sẽ được đề cập chi tiết hơn trong phần sau.
Những định dạng này rất phù hợp để quảng cáo ưu đãi đặc biệt, vật phẩm mới, sự kiện sắp tới và hơn thế nữa. Quảng cáo trong game phù hợp với nhiều ngành như thể thao, làm đẹp, thương mại điện tử, đồ uống, thậm chí cả các công ty bất động sản và nhiều thương hiệu khác có thể tận dụng quảng cáo trong game. Điểm chính ở đây là mức độ liên quan đến khán giả, bối cảnh của game và vị trí đặt quảng cáo phù hợp.
Nói chung, loại quảng cáo này mang lại nhiều lợi ích nhất từ hệ sinh thái app như tương tác và trải nghiệm người dùng đáng nhớ.
Ưu điểm:
- Tính tương tác cao.
- Hiệu quả về chi phí.
- Được hỗ trợ trên toàn thế giới.
CÁC LOẠI QUẢNG CÁO TRONG GAME
Quảng cáo nhận thưởng (Rewarder ads)
Video có tặng thưởng là một loại quảng cáo video khuyến khích người dùng xem video để nhận phần thưởng. Thông thường quảng cáo sẽ được hiển thị trong game online và khi người dùng xem quảng cáo sẽ nhận được trang bị cho nhân vật, tiền thưởng hoặc mạng sống bổ sung, tiền ảo, gợi ý,…Sử dụng định dạng quảng cáo này nếu bạn cần mức độ tương tác của người dùng cao.
Playable Ads
Định dạng này đại diện cho một loại quảng cáo tương tác mang đến cho người dùng cơ hội dùng thử bản demo của một app hoặc game trước khi cài đặt nó.
Tất cả tương tác diễn ra trực tiếp trong quảng cáo. Phần tốt nhất là người dùng thích những trò chơi nhỏ này vì trải nghiệm quảng cáo trên smartphone rất thú vị và có đủ sự tương tác. Playable ad thường kéo dài từ 15 giây đến 1 phút.
Ưu điểm:
- Tính tương tác
- Chuyển đổi cao
- Tương tác và giữ chân người dùng
Về tính tương tác và các yếu tố khuyến khích người xem tương tác với nội dung, bạn có thể thử quảng cáo hiển thị hình ảnh trên thiết bị di động tiêu chuẩn và quảng cáo đa phương tiện trên smartphone.
CÁC ĐỊNH DẠNG QUẢNG CÁO MOBILE CHUẨN
1/ Quảng cáo banner trên di động (Mobile banner ads)
Mobile banner ad là định dạng phổ biến nhất do tính đơn giản và khả năng mang lại CPM cao hơn với những vị trí đặt banner phù hợp. Mobile banner ad được hiển thị trong các vị trí quảng cáo tĩnh thường được đặt ở đầu hoặc cuối màn hình của thiết bị.
Kích thước mobile banner ad có thể khác nhau, nhưng kích thước banner chuẩn nhất là: 320×480, 300×250 và 320×50 cho smartphone và 728×90, 768×1024 và 300×600 cho máy tính bảng (tablet).
Một trong những kích thước banner phổ biến nhất là quảng cáo trên smartphone 320×50. Ưu điểm của kích thước này là giá rẻ cho các nhà quảng cáo, các thương hiệu lớn có thể tận dụng không gian tối thiểu của mình cho chiến dịch quảng cáo trên mobile để tập trung vào việc nâng cao nhận thức về thương hiệu, trong khi các thương hiệu vừa và nhỏ vẫn có thể sử dụng kích thước banner này để đưa thông tin cần thiết về ưu đãi của họ. Thêm vào đó, banner này cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời, vì mobile banner ad không xâm phạm hay làm gián đoạn người dùng khỏi nội dung mà họ đang xem.
Thiết kế mobile banner ad đòi hỏi sự cân bằng cẩn thận giữa bắt mắt và mang lại trải nghiệm tối ưu. Mặc dù vậy, mobile banner ad tốt nhất nên nêu bật các tính năng chính hoặc có CTA rõ ràng và hấp dẫn mà không cần quá nhiều chữ.
Một số phát hiện thú vị về mobile banner ad của InMobi cho biết trên android, chuyển đổi của banner ad cao nhất liên quan đến nội dung phong cách sống (2,02%). Trong khi trên iOS, banner ad hoạt động tốt nhất cho những nội dung đã được phân loại (2,7%).
Khi nào thì nên sử dụng loại quảng cáo này? Nếu bạn muốn tăng khả năng hiển thị thương hiệu của mình với một mức giá vừa phải cho những người là khách hàng tiềm năng của bạn, thì mobile banner ads có thể là một khoản đầu tư hợp lý.
Ưu điểm:
- Có sẵn trên tất cả các phương tiện.
- Giá hợp lý.
- Nhanh chóng và dễ dàng triển khai.
- Không gây khó chịu cho trải nghiệm người dùng.
2/ Native Ads
Native ads trên mobile xuất hiện ở các quy mô và hình thức khác nhau. Native ads lấy người dùng làm trung tâm và hoàn toàn phù hợp với ngữ cảnh của nơi quảng cáo xuất hiện. Theo đó, định dạng này được coi là thông tin hữu ích có liên quan trong luồng phân phối làm tăng cơ hội cho quảng cáo được click vào.
Native ads giống với giao diện của môi trường ngữ cảnh nơi quảng cáo được phân phối, vì vậy kích thước của quảng cáo cũng có thể được tuỳ chỉnh, nhưng có thể khó phù hợp với nhu cầu của người dùng. Vì vậy tốt hơn hết là bạn nên thử các kích thước 320×480, 300×400 hoặc các kích thước phù hợp khác.
Để mang lại trải nghiệm người dùng tuyệt vời và liền mạch, quảng cáo có thể xuất hiện dưới dạng icon, nguồn cấp dữ liệu hoặc nội dung trong luồng phân phối. Đây là thời điểm bạn nên sử dụng từng định dạng:
- Icon ads có thể dễ dàng hiển thị trong các app có bố cục nhiều ô, chẳng hạn như tin tức và giải trí
- Feed ads kết hợp tốt với nội dung do người dùng tạo ra trong danh sách chat.
- Rich in-stream bắt chước & khá giống content feed, đây là định dạng lý tướng cho các chiến dịch quảng cáo trong mạng xã hội trên thiết bị di động.
Định dạng này tương tự như quảng cáo banner, nhưng không chiếm một số không gian màn hình cố định và ít gây rối mắt vì giao diện “tự nhiên” của nó.
Với loại này, quảng cáo sẽ xuất hiện phù hợp với ngữ cảnh, ví dụ hiển thị quảng cáo mỹ phẩm được đặt ở giữa bài viết trên blog làm đẹp. Vị trí liền mạch này làm cho quảng cáo tự nhiên có hiệu quả cao, dẫn đến CTR ấn tượng.
Quảng cáo tự nhiên mang đến cơ hội duy nhất để chia sẻ câu chuyện thương hiệu của bạn. Sự kết hợp giữa hình ảnh, dòng tiêu đề và mô tả cho phép nhà quảng cáo trình bày thông điệp một cách rõ ràng và thuyết phục, đồng thời cung cấp thêm thông tin về lợi ích, giá trị và câu chuyện đằng sau sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ưu điểm:
- Không phô trương và phù hợp theo ngữ cảnh.
- CTR cao hơn.
- Tỷ lệ tương tác với quảng cáo tốt hơn.
- Trải nghiệm người dùng nâng cao.
3/ Mobile Video Ads
Định dạng này được thể hiện bằng các video đầu (pre-roll), giữa (mid-roll) hoặc cuối (post-roll) trong lúc xem video (in-stream). Quảng cáo phải có kích thước 320×480 hoặc 480×320 cho smartphone và 768×1024 hoặc 1024×768 cho máy tính bảng. Ngoài ra, kích thước 320×250 có thể chấp nhận được đối với các video ngoài luồng (out-stream).
Một quảng cáo video thông thường sẽ chạy trong 6s, 15s, 30s hoặc thậm chí là hơn khi người dùng nhấn để phát (tap to play). Với việc quay video theo chiều dọc (vertical) ngày càng phổ biến (chủ yếu dành cho mạng xã hội), quảng cáo video cũng phát triển sang cả tùy chọn ngang và dọc.
Vị trí chính xác của quảng cáo video trên smartphone có thể thúc đẩy mức độ tương tác cao của khán giả. Cụ thể, đặt quảng cáo vào thời điểm nghỉ tự nhiên trong quá trình sử dụng app của người dùng là một phương pháp hay. Ngoài ra, các nhà quảng cáo nên suy nghĩ một cách thật sáng tạo khi giới thiệu video cho người dùng, ví dụ như phần giới thiệu hấp dẫn sẽ khuyến khích người dùng phát video. Để giảm thiểu nguy cơ làm người dùng khó chịu, một phương pháp phổ biến là cung cấp video tự động phát (auto-play) tắt tiếng cho phép người dùng bật và tắt tính năng này.
Theo một số nghiên cứu thì tỷ lệ phát video trên mobile app cao hơn (14,0%) so với mobile web (8,3%).
Quảng cáo video trên thiết bị di động là cách tốt nhất để thu hút khán giả và đảm bảo sự hiện diện của thương hiệu tại thời điểm mua hàng. Loại quảng cáo này hoạt động hiệu quả khi xuất hiện theo một cách tự nhiên và trình bày giống với tất cả các nội dung khác về định dạng cũng như phong cách. Quảng cáo video trên smartphone phù hợp với hầu hết mục đích – từ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho đến kể câu chuyện về thương hiệu.
Ưu điểm:
- Người dùng có cảm nhận tốt về video ad
- Tập trung sự chú ý
- Có lợi cho các nhà quảng cáo
4/ Mobile Rich Media Ads
Định dạng quảng cáo rich-media trên smartphone có thể được trình bày bằng video, GIF, âm thanh và các loại nội dung khác thúc đẩy người dùng tương tác với quảng cáo trên smartphone mà không cần chuyển đổi sang các trang web khác.
Quảng cáo này có thể có nhiều hiệu ứng động như mở rộng quảng cáo, mở một bức thư, parallax (hình nền quảng cáo di chuyển theo thanh cuộn chuột), hiệu ứng nổi 3D,… hoặc kích thích hành động của người dùng, chẳng hạn như vuốt hoặc lắc hình ảnh trên màn hình để thúc đẩy chuyển đổi.
Vì quảng cáo dạng rich-media được thiết kế để thu hút sự chú ý nên loại quảng cáo này cũng có thể làm phiền người dùng. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng quảng cáo không đi quá đà.
Theo khảo sát của IAB, các banner tương tác có khả năng giúp người dùng ghi nhớ quảng cáo cao hơn 25% so với những banner hiển thị ở dạng tĩnh.
Ưu điểm:
- Tương tác và bắt mắt.
- Quy trình thực hiện đơn giản.
- Thu hút người dùng.
- Cơ thể đo lường được số lần người dùng xem nội dung quảng cáo.
5/ Quảng cáo chuyển tiếp (Interstitial Ads)
Quảng cáo chuyển tiếp trên thiết bị di động là quảng cáo toàn màn hình có thể tương tác và được hiển thị tại các điểm chuyển tiếp trong quá trình sử dụng app như tải app hoặc đóng app, chuyển cảnh/chuyển màn trong trò chơi, trong khi tạm dừng hoặc khi người dùng đang cố gắng chuyển đổi giữa các phần trong app.
Kích thước phổ biến nhất của quảng cáo xen kẽ là 320×480 và 480×320 đối với smartphone và 1024×768 và 768×1024 đối với máy tính bảng.
Quảng cáo chuyển tiếp hoàn toàn phù hợp với các thiết bị di động, với định dạng này thì nhà quảng cáo dành được sự chú ý của những người dùng khác nhau và không phải lo lắng về việc người dùng click nhầm, vì quảng cáo chỉ xuất hiện giữa các trang nhưng không làm gián đoạn quá trình sử dụng của người dùng.
Quảng cáo chuyển tiếp giúp các nhà quảng cáo tạo các chiến dịch quảng cáo trên smartphone có nội dung đẹp và hấp dẫn với hình ảnh chất lượng cao và nội dung hấp dẫn – điều này có thể làm giảm yếu tố gián đoạn cho người dùng. Tuy nhiên, loại quảng cáo này cần được quản lý hợp lý để tránh tần suất (frequency) quá nhiều.
Thông thường, quảng cáo chuyển tiếp sẽ cố gắng kêu gọi hành động của người dùng như nhấp vào nút để đóng quảng cáo hoặc vuốt để điều hướng đến nội dung mong muốn. Vì vậy, cần chọn đúng vị trí và thời điểm để đặt quảng cáo. Ví dụ, khi được sử dụng cho game, tốt hơn hết nên đặt quảng cáo cho các game giữa những màn chuyển cấp độ, việc ngắt quãng như vậy sẽ tự nhiên hơn, do đó việc hiển thị quảng cáo sẽ không mang lại bất kỳ trải nghiệm khó chịu nào cho người dùng.
Định dạng này là hấp dẫn nhất đối với các nhà quảng cáo từ hầu hết các lĩnh vực, và độ hiệu quả của định dạng này là không phải bàn cãi vì có CTR cao hơn 2-3 lần so với quảng cáo banner (theo báo cáo của InMobi).
Ưu điểm:
- Cung cấp nhiều không gian quảng cáo hơn cho một thông điệp lớn hơn.
- Trực quan hấp dẫn và đáng nhớ.
- Số lần hiển thị và CTR cao.
- Tương tác cao.
6/ Quảng cáo dạng vuốt (Mobile Swipe Ads)
Mobile Swipe Ads có khả năng thích ứng cao và có thể được sử dụng theo nhiều cách như làm nổi bật sản phẩm, thể hiện cách sử dụng hoặc đóng vai trò như chuyến tham quan sản phẩm. Sử dụng tương tác theo thói quen với thiết bị di động là VUỐT – định dạng này giúp người dùng vuốt qua các hình ảnh, mỗi hình ảnh sẽ trôi qua dưới dạng một phần quảng cáo duy nhất và có liên kết đến trang đích của chính hình ảnh đó.
Ưu điểm:
- Phù hợp cho các nền tảng mua sắm trực tuyến và thương mại điện tử.
- Thu hút người dùng.
7/ Scratch Banner Ads
Tương tự như vé số cào mà bạn cần phải cào lớp giấy bạc che đi giải thưởng, quảng cáo banner dạng cào (scratch banner ads) trên thiết bị di động thu hút người dùng làm điều đó bằng kỹ thuật số. Sử dụng ngón tay, người dùng “cào” banner trên màn hình thiết bị di động và hình ảnh bên dưới sẽ hiện ra.
Ưu điểm:
- Phù hợp cho các ưu đãi và giảm giá đặc biệt
- Tương tác và hấp dẫn
- Giải trí
8/ Quảng cáo dạng khối rubik (Mobile Cube Ads)
Là một trong những định dạng quảng cáo mới mẻ, thu hút & phổ biến nhất, mobile cube ads cho phép các nhà quảng cáo hiển thị tối đa 6 banners và video trên 6 mặt của khối. Một khối có thể quay tự động hoặc bằng cách vuốt, thu hút người dùng tương tác với một trong các thông điệp quảng cáo.
Ưu điểm:
- Khuyến khích khán giả tương tác với quảng cáo
- Bắt mắt nhưng không phô trương
KHI NÀO NÊN SỬ DỤNG ĐỊNH DẠNG QUẢNG CÁO NÀO?
Standard Banner Ads
Trong số các loại quảng cáo trên smartphone, quảng cáo standard banner chi phí tương đối hợp lý khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với các công ty muốn tăng nhận thức về thương hiệu của họ. Điều quan trọng cần nhớ khi chọn định dạng quảng cáo này là bạn nên đầu tư vào một thiết kế chất lượng cao, đặc biệt để tránh cái gọi là “điểm mù của banner” do vô số quảng cáo banner trên web gây ra. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng kích thước quảng cáo mobile banner tốt nhất. Một yếu tố quan trọng khác là banner của bạn không được che những phần chính trên giao diện hoặc xuất hiện khi ít được mong đợi nhất. Cách tốt nhất là đặt banner trong thời gian tạm dừng hoặc chuyển cảnh một cách tự nhiên trong game tương tự như quảng cáo chuyển tiếp (interstitial ads).
Định dạng này có thể là một giải pháp hoàn hảo cho một chiến dịch quảng cáo ngắn hạn và linh hoạt. Tuy nhiên, chúng cũng rất nhanh chóng bị lãng quên và mất hút trong số các định dạng quảng cáo di động hấp dẫn hơn và phức tạp hơn. Nếu quảng cáo quá nhỏ, nó có thể dễ dàng bị bỏ qua, còn nếu quá lớn thì lại làm phiền người dùng. Các kích thước quảng cáo standard banner trên smartphone tốt nhất bao gồm: 300×250, 728×90, 320×100, 336×280 và 480×260.
Quảng cáo video
Quảng cáo video là một định dạng không chỉ có thể cải thiện chuyển đổi mà còn thu hút sự chú ý của người dùng. Video là một trong những loại nội dung được yêu thích nhất. Việc sử dụng định dạng này đã tăng theo cấp số nhân kể từ khi bắt đầu đại dịch covid.
Quảng cáo video mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn và tăng chỉ số hiệu quả CPM trung bình (average effective CPM) cho video dài từ 20 đến 35 giây. Độ dài này vừa đủ để ghi nhớ thông điệp quảng cáo mà không khiến người dùng khó chịu, nhiều chuyên gia tin rằng video là định dạng tốt nhất cho quảng cáo trên smartphone vì làm tăng chuyển đổi, thu hút người dùng và hoạt động tốt hơn bất kỳ loại quảng cáo nào khác trong môi trường này. Tuy nhiên, tùy chọn này có thể khá tốn kém bao gồm cho cả việc sản xuất video, mua vị trí đặt quảng cáo trong khi có khả năng người dùng sẽ bỏ lỡ hoặc không thích quảng cáo của bạn.
Native Ads
Định dạng native ads trên thiết bị di động là dạng quảng cáo được thiết kế giống như nguồn cấp dữ liệu được tích hợp liền mạch với nội dung app (thông qua icon hoặc mô tả ngắn). Loại quảng cáo trên smartphone này không gây khó chịu cho người dùng vì chúng hoàn toàn phù hợp với giao diện, nguồn cấp nội dung hoặc video.
Native ads thường được coi là định dạng quảng cáo trên smartphone tốt nhất vì chúng tạo ra nhiều hơn 53% lượt xem so với banner thông thường. Hơn nữa, một số người dùng còn vô tình chia sẻ quảng cáo tự nhiên vì chúng giống với nội dung chính của trang web.
TIPS: CÁCH CẢI THIỆN HIỆU SUẤT QUẢNG CÁO
1/ Cố gắng cung cấp nội dung ngắn gọc, súc tích
Quay một loạt video ngắn, thời gian 30 giây là quá dài cho một quảng cáo trên mobile. Hậu quả là người dùng sẽ bỏ qua quảng cáo, nhưng video dài từ 3-6 giây không gây ra bất kỳ tiêu cực nào và chúng dễ xem hơn. Hãy xây dựng kênh bán hàng với một chuỗi video và hiển thị chúng dưới dạng một series cho các đối tượng khác nhau.
Case Study: Thương hiệu nước khoáng Danone đã phát hành 18 video quảng cáo ngắn, các video này dành riêng cho các đặc điểm tính cách khác nhau, thời lượng của mỗi video tối đa 6 giây. Kết quả của chiến dịch là đạt hơn 10 triệu lượt xem, chi phí cho mỗi 1CPM thấp hơn 25% so với kế hoạch. Ngoài ra, mức độ nhận biết thương hiệu tăng 5%. Chiến dịch thành công nhờ định dạng ngắn gọn và thông điệp thương hiệu mạnh mẽ.
2/ Gamification là xu hướng tương lai
Kết hợp gamification vào quảng cáo của bạn. Video có tặng thưởng và quảng cáo có thể tương tác được là các định dạng thu hút người dùng tốt nhất do định dạng quảng cáo vui tươi, tỷ lệ chuyển đổi của những quảng cáo như vậy cao hơn bất kỳ định dạng mobile ads nào khác. Đưa ra các giải thưởng hoặc game tùy chỉnh để tăng mức độ tương tác và ghi nhớ mục tiêu giúp thúc đẩy người dùng thực hiện hành động mong muốn.
3/ A/B testing
Luôn thử nghiệm để tối ưu chiến dịch quảng cáo, có thể dùng nhiều bộ banner, sử dụng nội dung/kv khác nhau ở mỗi bộ banner, nhắm mục tiêu khác nhau với CTA khác nhau, … hoặc thậm chí cung cấp nhiều promotion, mã giảm giá, … khác nhau rồi từ đó tối ưu dựa trên dữ liệu được trả về.
4/ Cá nhân hóa
Cá nhân hóa quảng cáo cho từng người dùng, những nền tảng có sự hỗ trợ của DMP hoặc CDP (như programmatic) có khả năng hiển thị cho những nhóm phân khúc khá chi tiết và chỉ hiển thị quảng cáo cho các phân khúc người dùng mong muốn. Nhà quảng cáo nên tạo những quảng cáo phù hợp cho từng phân khúc cụ thể. Thử nghiệm và tối ưu hóa các mẫu quảng cáo trên smartphone của bạn với tối ưu hóa quảng cáo động (Dynamic Creative Optimization). Hãy thay đổi các yếu tố để tương tác với người dùng cụ thể, kiểm tra phản ứng của họ và đưa ra quyết định tối ưu – tối ưu và A/B testing không chỉ cho banner mà nếu có thể thì cả video – như vậy sẽ làm tăng mức độ tương tác bởi vì chúng đã được điều chỉnh và tối ưu hóa cho từng cá nhân cụ thể.
Nguồn: Admixer